Nội dung
Bố mẹ của chị Mai (35 tuổi – Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã qua tuổi 60 nên việc ông bà thường xuyên bị đau khớp gối là việc không xa lạ và khó hiểu với chị. Tuy nhiên gần đây tình trạng đau khớp gối lại xuất hiện ở đứa con trai 6 tuổi khiến chị không khỏi băn khoăn lo lắng. Bé thường hay kêu đau vào buổi tối và vợ chồng chị thường phải thay nhau bóp đầu gối cho con đến khi bé ngủ mới thôi. Trẻ em bị đau khớp gối thì nguyên nhân là do đâu và chữa trị như thế nào là vấn đề được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm.
Hình 1: Đau khớp gối ở trẻ em không phải là tình huống hiếm gặp
Nguyên nhân đau khớp gối ở trẻ em
Khác với người cao tuổi đau khớp gối thường do thoái hóa, đối với trẻ em khi bị đau khớp gối chúng ta có thể nghĩ đến một số nguyên nhân dưới đây:
- Bệnh đau khớp gối do tăng trưởng: Ở lứa tuổi học đường, khi mà cơ thể phát triển nhanh, chiều cao tăng nhanh thì cảm giác đau là dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu calci và các chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Cách nhận biết phân biệt đau khớp gối tăng trưởng và đau khớp gối do các nguyên nhân khác là: Đau nhức do tăng trưởng thời gian chủ yếu vào ban đêm hoặc trước khi bé đi ngủ thời điểm xương phát triển nhanh nhất, đau dọc theo xương không tập trung vào một điểm, đặc biệt trẻ cảm thấy thoải mái khi được khi được bố mẹ xoa bóp. Đến sáng thì hết đau trẻ học tập sinh hoạt bình thường. Các trường hợp đau khác thường đau càng ngày càng tăng chứ không mất đi vào buổi sáng hoặc đau do các trường hợp viêm thì xoa bóp không thể mất đi có thể chạm vào càng làm trẻ bị đau hơn.
Hình 2: Trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng có thể gặp đau khớp gối
- Đau khớp gối do bệnh thấp khớp: Khi trẻ có biểu hiện đau khớp đầu gối cần lưu ý đến bệnh thấp khớp. Thấp khớp là bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến thấp tim gây nguy hiểm cho trẻ, đặc điểm của bệnh là sưng đau và cứng khớp, để phân biệt với các bệnh khác: Sưng, đau trong bệnh thấp khớp có tính chất di chuyển giữa nhiều khớp, cứng khớp vào buổi sáng.
- Bệnh viêm khớp: Ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh, trẻ em từ 2-17 tuổi đề có nguy cơ mắc viêm khớp. Bệnh viêm khớp ở trẻ nhỏ thường có các biểu hiện như: trẻ sốt mệt mỏi, sưng đau các khớp, có thể xuất hiện các ổ mủ và tăng tiết dịch khớp, khác với đau khớp gối do phát triển, đau do viêm khớp gối thường đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Đau khớp do vận động: Ở trẻ em việc vận động và chấn thương là không thể tránh khỏi. Đau do vận động thường do trẻ ít các hoạt động thể lực đẫn đến cơ đau thường bắt đầu sau 1 số hoạt động thể lực nặng như chạy, bơi lội, nhảy dây…
Một số lời khuyên cho bậc cha mẹ khi trẻ bị đau khớp gối
Trước hết bạn cần nhận biết đúng các triệu chứng của đau khớp gối ở trẻ
- Trẻ em là đối tượng nhậy cảm dễ bị đau, các biểu hiện triệu chứng thường phức tạp và cần theo dõi lâu dài. Bạn cần chú ý đến các biểu hiện triệu chứng của con mình để nói cho bác sĩ điều trị.
- Cần hết sức bình tĩnh khi trẻ có biểu hiện bất thường. Do quá lo lắng khi được hỏi nhiều bà mẹ đã kể các triệu chứng của con mình nặng hơn so với thực tế làm bác sĩ kê liều nặng hơn dễ dẫn đến quá liều ở trẻ.
- Cần chú ý đến các biểu hiện dễ nhìn thấy bằng mắt thường như sưng, đỏ, bầm tím do trẻ ở lứa tuổi nghịch ngợm hiếu động và khi ngã hay va chạm rất sợ kể với người lớn.
Hình 3: Đưa trẻ bị đau khớp gối đi khám chuyên khoa là cần thiết
Chữa trị bệnh đau khớp gối ở trẻ em như thế nào ?
Khi trẻ bị đau khớp gối, bên cạnh việc đưa trẻ đến gặp các chuyên khoa xương khớp thì cha mẹ nên chú ý bổ sung cho con trẻ những dưỡng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu của hệ xương khớp đang phát triển ở trẻ.
Cần bổ sung đầy đủ calci cho trẻ: Calci là quan trọng yếu tối quan trọng nhất giúp phát triển xương cho cơ thể. 99% calci trong cơ thể tham gia vào hình thành xương và răng. Ở trẻ hệ cơ xương phát triển rất nhanh nên cần lưu ý bổ sung đầy đủ calci không chỉ giúp điều trị bệnh đau khớp gối mởi trẻ mà còn đảm bảo trẻ khỏe mạnh và đạt chiều cao tối đa so với lứa tuổi.
Bổ sung các nhóm chất khác như omega-3, glycosaminglycans, vitamin D, các chất vi lượng như mangan,kẽm, đồng, magie…nhiều bà mẹ cho rằng chỉ cần bổ sung calci là đủ cho sự phát triển của hệ cơ xương của trẻ nhưng không biết rằng việc bỏ qua đi các vi chất khác làm xương của trẻ không đủ bền chắc.
Có biện pháp giảm đau thích hợp: Các chuyên gia khuyên rằng trước khi nghĩ đến việc sử dụng thuốc giảm đau bạn nên chọn các cách như xoa bóp giảm đau, chườm nóng, dùng miến dán chứa methyl salicylat hoặc thuốc bôi ngoài da khác.
Tập luyện đúng cách: Ở độ tuổi của trẻ việc chạy nhảy tham gia các hoạt động thể chất là hoàn toàn cần thiết. Thay vì cấm trẻ tham gia các hoạt động thể chất mạnh thì các bà mẹ nên cung cấp cho bé nên tảng thể lực đủ tốt để giảm thiểu tối đa các sự cố có thể gặp phải. Luyện cho trẻ có thói quen tập thể dục thường xuyên chế độ ăn lành mạnh.
Hình 5: Hoạt động thể lực giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất
Cuối cùng, khi trẻ có biểu hiện sưng đau khớp gối lớn hơn 4 tuần hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.
DS. Văn Bình
Tin khác